Dạy học ngoại ngữ cho học trò vùng biên: Xóa bỏ rào cản cùng với giáo viên bản ngữ

Học sinh tiếp thu bài nhanh hơn nhờ phần mềm và đội ngũ giảng viên tận tình của Mic.

GD&TĐ – Trường Tiểu học Thanh Chăn, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (Điện Biên) có khoảng 400 học sinh, trong đó chủ yếu con em đồng bào dân tộc Thái. Các em phải học cùng lúc 3 thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông và tiếng Anh), ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Từ thực tế trên, thầy  Phạm Văn Quyền, giáo viên tiếng Anh đã ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, và sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên quốc tế vào giảng dạy, giúp học sinh tự tin khi tiếp cận môn học này.

Cái khó ló cái khôn

Thanh Chăn là xã biên giới, nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, nên đối với học sinh tiểu học, các em nói – hiểu tiếng Việt đã khó, nói gì đến việc học ngoại ngữ. Thời gian đầu giảng dạy, thầy Quyền gặp không ít khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, lôi kéo học sinh tham gia hoạt động GD.

Trước những trăn trở về việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với HS dân tộc, thầy tự mày mò để tìm hướng đi mới. Qua tìm hiểu đặc điểm học sinh dân tộc, xây dựng phương pháp phù hợp với học sinh, thầy Quyền mạnh dạn ứng dụng phần mềm của Bộ GD&ĐT và đội ngũ giáo viên quốc tế, tận tâm và nhiệt tình vào giảng dạy ngoại ngữ.

“Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ là một yêu cầu cấp bách, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy đây là phương pháp tối ưu nhất mà tôi đã tìm kiếm bấy lâu. Nó mang đến hiệu quả tích cực trong giảng dạy. HS dân tộc thay vì nhút nhát, ngẩn ngơ… chẳng hiểu thầy nói gì mà nay được gặp gỡ với đội ngũ giáo viên nước ngoài và phương pháp học tập mới nên phát âm chuẩn, mạnh dạn trao đổi với thầy cô. Với GV chúng tôi, đây là hạnh phúc không gì sánh bằng”, thầy giáo Phạm Văn Quyền chia sẻ.

Phản hồi tích cực

Học sinh dân tộc tự tin giao tiếp tiếng Anh
Theo thầy Quyền, mỗi giáo viên giảng dạy tiếng Anh, chỉ mất chừng vài phút trước mỗi bài học để chuẩn bị. Mỗi bài học và trao đổi với giáo viên bản ngữ, sẽ giúp các em học tích lũy vốn từ vựng thêm phong phú thông qua các âm thanh do người bản xứ phát âm cùng các hình ảnh lôi cuốn và phù hợp. Phương pháp học tập có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi và mọi trình độ học sinh.Thầy giáo Phạm Văn Quyền cho biết: Phần mềm học tiếng anh kết hợp với giáo viên bản ngữ được đưa vào sử dụng rộng rãi vào đầu năm 2017. Ngay sau đó ứng dụng này nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên và học sinh. Phương pháp này, giao vien ban ngu dễ dàng truyền tải kiến thức trong quá trình dạy học thông qua các hình ảnh đẹp, giao diện dễ sử dụng và các bài thử giọng nói trong và chuẩn.

Bài Viết Liên Quan