• Cung cấp giáo viên bản ngữ

Đề xuất dạy tiếng Anh chính khóa cho trẻ mầm non

 

Theo như ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa tại hội thảo: “Đánh giá 03 năm triển khai cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh”. Sau 3 năm triển khai, việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tăng 20 tỉnh so với năm ngoái tức là tăng lên con số 41 trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Thứ trưởng nêu ra rằng mặc dù chất lượng giảng dạy được cải thiện đáng kể, nhưng còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh để phù hợp hơn, qua đó giúp các bé được làm quen với tiếng Anh một cách bài bản hơn.

Hội thảo “Đánh giá 03 năm triển khai cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh” diễn ra từ ngày 2 đến ngày mùng 3/11 tại Hà Nội có sự tham gia đại diện các ban ngành của Bộ giáo dục và Đào tạo nhằm đánh giá hiệu quả sau 3 năm thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh trên các tỉnh thành trên cả nước.

Tìm hiểu thêm:

tiếng- anh- cho-trẻ-em

Theo như Thứ trưởng Nghĩa cho rằng, sau 3 năm thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh, không những số lượng các tỉnh thành đăng ký tăng lên mà chất lượng cũng có những cải thiện trông thấy. Sau khi làm quen với tiếng Anh, giúp các bé tự tin, không ngại ngùng và đặc biệt cải thiện được khả năng nghe, nói tiếng Anh tốt hơn. Việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh được cải thiện cũng một phần nhờ vào sự nhận thức được tầm quan trọng việc học tiếng Anh của các bậc phụ huynh.

Nhận xét về vấn đề này, theo như TS. Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (BGD&ĐT) cho biết, trong năm học 2016 -2017, việc thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh không chỉ được triển khai tại các thành phố lớn mà còn được triển khai tại các tỉnh vùng cao, không thuận lợi như Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… Có được kết quả như vậy chính vì các cấp, các bậc phụ huynh hiểu được tính cấp thiết với việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh.

Báo cáo tại hội thảo, Vụ trưởng cho biết trong năm học này có tới trên 192.000 trẻ và 41/63 tỉnh thành trên cả nước cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Một số thành phố lớn có số lượng trẻ tham gia đông nhất phải kể đến TP. Hồ Chí Minh có trên 96.000 trẻ, TP. Hà Nội là gần 30.000 trẻ, Đà Nẵng trên 13.000 trẻ… Độ tuổi tham gia chương trình nhiều nhất là từ 4 đến 6 tuổi. Với độ tuổi này các bé có những lợi thế trong việc học tiếng Anh cũng như phát triển được trí thông minh. Theo như một số nghiên cứu trên thế giới tiếng Anh giúp kích thích tính tư duy, cải thiện trí thông minh của các bé.

Các tài liệu giảng dạy cho trẻ rất đa dạng và được thẩm định chất lượng của địa phương cũng như các cơ quan chức năng. Tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, cấp phép đưa 4 loại tài liệu vào giảng dạy. Còn tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu gồm 14 trung tâm và hệ thống 10 trường mầm non tư thục.

Theo như báo cáo thẩm định của Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đã cho trẻ làm quen với tiếng Anh  phù hợp với khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và độ tuổi của các bé. Dựa trên nhu cầu đăng ký cũng như sự tư vấn của các trường mà thời điểm tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh diễn ra linh hoạt và đa dạng.

Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được các trường chú trọng đầu tư. Với hệ thống phòng học hiện đại, trang thiết bị giảng dạy được đầu tư đầy đủ. Đặc biệt với các trường công lập, các trường phải đưa vào sử dụng hệ thống các phòng chức năng phòng thể chất… để các bé làm quen với tiếng Anh hiệu quả nhất.

day-kem-tieng-anh-tai-nha-2

Mặc dù, chất lượng dạy và học được cải thiện đáng kể sau 03 năm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét và giải quyết.

Theo như đánh giá của một số chuyên gia hội thảo cho rằng, việc thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, do thiếu nguồn giáo viên dạy tiếng Anh mà địa phương phải liên kết với các trung tâm tiếng Anh để thuê giáo viên về dạy tiếng anh cho các bé. Chính điều đó đã gây khó khăn cho các bé tiếp xúc với tiếng Anh. Trẻ em không được giao tiếp với giáo viên thường xuyên, không có nhiều thời gian để liên kết, tạo nên sự thân thiết giữa các bé và giáo viên. Một khó khăn nữa là do giáo viên nước ngoài đến từ các trung tâm tiếng Anh nên không ổn định và thay đổi thường xuyên.

Phát biểu tại hội thảo vị đại diện này cho rằng  “Ngoài ra, cần có chương trình khung để các địa phương làm căn cứ giảng dạy. Có chế độ tuyển dụng giáo viên hoặc hình thức hợp đồng để trẻ làm quen tiếng Anh bài bản hơn, không qua hình thức liên kết hoặc liên kết ở mức vừa phải”.

Chính vì vậy mà  đại diện nhiều địa phương kiến nghị đưa tiếng Anh vào giảng dạy chính khóa tại các trường mầm non. Tuy nhiên để đưa tiếng Anh vào giảng dạy  tại các trường mầm non lại vấp phải những khó khăn như: thiếu đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Theo như Thứ trưởng Nghĩa tại hội thảo cho rằng, đây là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý trao đổi kinh nghiệm, đánh giá để điều chỉnh và khắc phục việc thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh bài bản và đạt kết quả nhiều hơn.

tiếng- anh- cho-trẻ-em-1

Kết thúc hội thảo thứ  trưởng khẳng định Sắp tới chúng tôi sẽ đi khảo sát các địa phương, lấy ý kiến chuyên gia và chính địa phương đó để có sự lựa chọn, không thể liên kết bừa bãi. Về hệ thống học liệu, hiện đang giao các Sở GD&ĐT thẩm định nên chưa đồng đều về năng lực. Vì vậy, thời gian tới, sẽ phải có sự thống nhất”.

Bài Viết Liên Quan