Các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đổi mới, sáng tạo dạy và học

MIC – Nhắc đến các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc là nhắc đến khó khăn, vất vả. Cũng bởi xuất phát điểm thấp nên công tác dạy và học ở vùng “đặc thù” này vẫn còn lắm gian truân, đặc biệt là giáo viên tiếng anh. Thế nhưng, vượt qua khó khăn, ngành GD – ĐT các tỉnh trong vùng đã mạnh mẽ vươn lên đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.

giáo viên tiếng anh MIC đến dạy học tại khu vực vùng cao.

Còn lắm gian nan…

Cụm thi đua số 4 có 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc gồm: Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Sơn La. Đây là những địa phương có vô vàn khó khăn chồng chất.

Ở những địa phương này, hầu hết cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục trong khi ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên ngoại ngữ. Theo định mức số lượng người làm việc, Điện Biên thiếu 1.404 giáo viên (trong đó 1.121 giáo viên mầm non); Lai Châu thiếu 310 giáo viên (180 giáo viên mầm non; 50 giáo viên Tiếng Anh tiểu học); Cao Bằng thiếu giáo viên tiếng anh, nhân viên bảo vệ, kế toán, văn thư; Hà Giang thiếu giáo viên mầm non; Lào Cai thiếu giáo viên tiểu học, THCS thiếu giáo viên Tiếng Anh.

>>> Mic tư vấn và cung cấp đội ngũ giáo viên quốc tế.

Nguyên nhân do tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt là cấp học mầm non không ngừng tăng song số lượng người làm việc được giao hàng năm lại giảm; nguồn tuyển giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường và chất lượng thực hiện chương trình giáo dục.

Song song với đó, các điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục như: Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về quy mô và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục. Hệ thống phòng học chức năng, thư viện, thí nghiệm, nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên, sân chơi, bài tập, công trình vệ sinh, công trình nước và các hạng mục phụ trợ khác, nhất là ở vùng có có điều kiện đặc biệt khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân do nguồn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học rất hạn chế; nguồn huy động từ cộng đồng không đáp ứng đủ nhu cầu.

Các trẻ em mầm non & tiểu học tại khu vực đồng bào Tây Bắc.

Nỗ lực đổi mới…

Từ đầu năm học 2019 – 2020, các Sở GD&ĐT trong Cụm thi đua số 4 đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 trên địa bàn. Các Sở GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng toàn ngành, phát động đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” gắn kết với các phong trào thi đua, cuộc vận động.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn, Phó cụm trưởng Cụm thi đua số 4 nhìn nhận: Trong năm học, các sở đã tập trung chỉ đạo, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện; chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về lối sống, đạo đức đối với cán bộ, nhà giáo… góp phần ổn định, duy trì tốt nền nếp, kỷ cương, kỷ luật trong trường học.

Nhiều địa phương đã xây dựng được các mô hình điển hình như trường học gắn liền với thực tiễn, thực hiện phương châm học đi đôi với hành bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: Mô hình “Trường học – công viên” ở tỉnh Lạng Sơn; mô hình “Thư viện thân thiện” ở Điện Biên; “Giỏ sách mini”, Giữ gìn nét văn hóa dân tộc Clao và hát tiếng Nùng; Rèn công tác nội vụ đối với học sinh bán trú; Thư viện xanh và góc văn hóa truyền thống của tỉnh Hà Giang; “Trường học nông trại”, “Trường học du lịch”, “Trường học sinh thái”; “Trường học đa văn hóa và cộng đồng thân thiện vì trẻ em”, “Xây dựng khu vườn lịch sử” ở Lào Cai.

Cũng trong năm học qua, các địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội về đổi mới giáo dục. Các Sở GD&ĐT đã có nhiều có giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ nét trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện.

Điển hình là phong trào thi đua “Giáo viên quốc tế giúp đỡ đồng nghiệp phát triển, giáo viên giúp đỡ học sinh tiến bộ” của tỉnh Lạng Sơn; mô hình “Lớp học kiểu mẫu”, “Cùng bạn đến trường” ở Hà Giang; dạy học phân loại phù hợp với đối tượng và nhận thức của học sinh tiểu học tại Điện Biên; phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”, Hội thi đua “Người đứng đầu cơ sở GD – ĐT Lào Cai làm theo lời Bác” ở Lào Cai; phát động đợt thi đua cao điểm từ tháng 12/2019 – 6/2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trọng tâm là chất lượng giáo dục lớp 12 ở Sơn La.

“Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên, Cụm trưởng Cụm thi đua số 4, thời gian còn lại của năm học 2019 – 2020, các địa phương trong Cụm thi đua số 4 xác định sẽ tập trung vào 10 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung chủ yếu vào thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp của ngành năm học 2019 – 2020 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, cho HSSV một cách thiết thực, hiệu quả; Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo kế hoạch của tỉnh đảm bảo kịp thời, bám sát thực tiễn; Chuẩn bị cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.”

Theo: M.Thịnh

Bài Viết Liên Quan