Tại Hà Nội đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên quốc tế về dạy và học tiếng Anh

Việc kiểm tra, rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn giáo viên quốc tế về dạy và học tiếng Anh tại Hà Nội. Giáo viên đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đối với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đang được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai đến hết ngày 5/7.

Chủ trương này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trường, các giáo viên tiếng Anh bởi nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên quốc tế được đào tạo miễn phí

Khi đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuẩn quốc tế, được trau dồi thường xuyên thì chắc chắn trình độ của học sinh cũng được nâng lên, nhất là khả năng nghe – nói, giao tiếp với người nước ngoài. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, việc kiểm tra, rà soát đối với giáo viên tiếng Anh là thực hiện theo Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 23/1/2019 của UBND thành phố Hà Nội về dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại Hà Nội đến năm 2025; nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế cho giáo viên ngoại ngữ toàn thành phố. Việc đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn mới.

Theo bà Bạch Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đây là chủ trương thiết thực và cần thiết, bởi giáo viên được đào tạo theo chuẩn IELTS sẽ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đặc biệt là cách phát âm chuẩn, từ đó dạy học sinh chuẩn hơn.

“Trường Trần Quốc Toản chỉ có 1 giáo viên dạy tiếng Anh đã biên chế. Dù giáo viên này đã tốt nghiệp xuất sắc ở trường đại học, hoàn thành tốt công tác giảng dạy môn tiếng Anh trong nhiều năm, song việc rà soát để tạo cơ hội cho giáo viên được đào tạo theo chuẩn quốc tế là thực sự cần thiết. Hơn nữa, giáo viên tham gia đào tạo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí, bao gồm cả công tác phí trong quá trình tham gia đào tạo, được giảm thời gian giảng dạy tại trường. Tôi cho rằng không phải địa phương nào cũng làm được điều này”, bà Bạch Thị Thanh Huyền chia sẻ.

Đăng ký tham gia kiểm tra, rà soát, cô Đỗ Mai Phương, sinh năm 1986, giáo viên Tiếng Anh của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản cho biết, để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, cô đã sắp xếp thời gian vừa đảm bảo chương trình dạy trên lớp, vừa chủ động tự ôn tập ở nhà. Ban đầu, cô Phương cũng lo ngại kết quả kiểm tra sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí công việc. Tuy nhiên, khi hiểu rõ, việc kiểm tra chỉ với mục đích rà soát trình độ của giáo viên để xếp lớp đào tạo thì cô đã yên tâm hơn.

“Đối với tôi, cơ hội được đào tạo theo chuẩn IELTS rất đáng quý. Một mặt là được miễn phí, mặt khác là uy tín chất lượng của IELTS đã được khẳng định trên thế giới”, cô Đỗ Mai Phương cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin việc chuẩn bị tổ chức kiểm tra rà soát này từ đầu năm học 2019 – 2020, các giáo viên ngoại ngữ thường xuyên được trau dồi kiến thức qua các khóa học online nên với việc kiểm tra, rà soát lần này, các giáo viên khá hào hứng, thoải mái. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin việc chuẩn bị tổ chức kiểm tra rà soát từ đầu năm học 2019 – 2020 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dời đến tháng 6. Trong 6 giáo viên dạy tiếng Anh của trường, người lớn tuổi nhất là 45 tuổi. Các giáo viên thường xuyên được trau dồi kiến thức qua các khóa học online mà Ban Giám hiệu chủ động liên hệ nên đối với việc kiểm tra, rà soát lần này, các giáo viên khá hào hứng, thoải mái. Trường cũng bố trí xe đưa, đón giáo viên trong ngày tham gia kiểm tra, rà soát.

Theo ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có trên 50% giáo viên các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên, ngay sau khi có kết quả kiểm tra, rà soát, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức phân loại, xếp lớp cho từng nhóm giáo viên có trình độ tương đương để  đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Thời điểm tổ chức đào tạo sẽ được thông báo cụ thể tới các trường và giáo viên. Giáo viên tham gia đào tạo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí, bao gồm cả công tác phí trong quá trình tham gia đào tạo, được giảm thời gian giảng dạy tại trường.

“Mục đích của việc kiểm tra là xếp lớp đào tạo phù hợp với năng lực của từng nhóm giáo viên, từ đó phát huy hiệu quả cao nhất của quá trình đào tạo. Vì vậy, giáo viên không cần phải tham gia các lớp luyện thi IELTS trước khi làm bài kiểm tra”, ông Lê Ngọc Quang nhấn mạnh.

Trung tâm có giáo viên quốc tế Học sinh được hưởng lợi

Để thực hiện mục tiêu tiến tới năm 2025, toàn ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội có trên 50% giáo viên quốc tế các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên, ngay sau khi có kết quả kiểm tra, rà soát, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức phân loại, xếp lớp cho từng nhóm giáo viên có trình độ tương đương để tổ chức đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Đã có khá nhiều câu chuyện học sinh “chê” giáo viên dạy tiếng Anh ở trường phát âm sai, phát âm không chuẩn. Cũng có nhiều học sinh ngay từ cấp Trung học cơ sở được gia đình đầu tư theo học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ đã đạt trình độ IELTS 7.0 – 8.0. Tuy hiện nay con số này không nhiều, song dự báo được thực tế trong tương lai gần, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chủ động thực hiện các giải pháp, trong đó có việc đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên quốc tế dạy tiếng Anh tại Hà Nội.

“Với học sinh tiểu học, việc hướng dẫn phát âm Tiếng Anh chuẩn rất quan trọng. Những kiến thức ban đầu này sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học Tiếng Anh của học sinh. Vì thế, tôi rất đồng tình với việc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên quốc tế. Giáo viên chuẩn mới có thể dạy học sinh tốt được”, bà Nguyễn Lan Hương, có con học lớp 4 Trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Bà Hương cũng bày tỏ mong muốn việc kiểm tra, rà soát trình độ của giáo viên, cũng như quá trình đào tạo nâng chuẩn sẽ được thực hiện nghiêm túc để xây dựng được một đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh có trình độ chuẩn quốc tế.

Đánh giá tích cực về mục đích nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên dạy tiếng Anh, bà Nguyễn Thị Hồng Thúy – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, sau khi được Ban giám hiệu phổ biến về mục đích của việc kiểm tra, rà soát, cả 3 giáo viên dạy môn tiếng Anh của trường đều đăng ký tham gia.

“Đây là việc làm cần thiết bởi hiện nay học sinh có rất nhiều cơ hội học tiếng Anh ở bên ngoài nhà trường. Các em được học với giáo viên bản ngữ nên trình độ nghe và cả cách phát âm rất tốt. Nếu các thầy, cô giáo không được đào tạo nâng chuẩn thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu dạy học ở các trường, nhu cầu của học sinh cũng như mong muốn của phụ huynh”, bà Nguyễn Thị Hồng Thúy cho biết thêm.

Khi đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuẩn quốc tế, được trau dồi thường xuyên thì chắc chắn trình độ của học sinh cũng được nâng lên, nhất là khả năng nghe – nói, giao tiếp với người nước ngoài. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Được Bộ Giáo dục Hàn Quốc tặng 1 lớp học ICT Classroom đạt chuẩn quốc tế, mới đây Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) còn được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trang bị hơn 20 phòng học đạt chuẩn phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh. Theo bà Bùi Thùy Linh – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, bên cạnh việc đầu tư các trang thiết bị, trường rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ của các giáo viên tiếng Anh.

“Việc tổ chức đào tạo để nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh không chỉ mang lại cơ hội bổ sung kiến thức cho các giáo viên mà còn buộc các giáo viên này sẽ phải luôn luôn trau dồi, vận động để không bị tụt hậu. Học sinh bây giờ rất giỏi tiếng Anh. Các em không chỉ học trên lớp mà còn có điều kiện tiếp cận với nhiều hình thức học phong phú, đa dạng ở bên ngoài, với những giáo viên người nước ngoài. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu học của học sinh, giáo viên phải vận động, phải thường xuyên vươn lên”, bà Thùy Linh chia sẻ.

Không chỉ nhận thấy lợi ích cho các giáo viên, cho trường, bà Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) còn cho rằng: “Việc nâng chuẩn quốc tế cho các giáo viên tiếng Anh còn mang lại lợi ích cho học sinh. Khi đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuẩn quốc tế, được trau dồi thường xuyên thì chắc chắn trình độ của học sinh cũng được nâng lên, nhất là khả năng nghe – nói, giao tiếp với người nước ngoài“.

Nâng chuẩn cho giáo viên quốc tế là chủ trương thiết thực và cần thiết, bởi giáo viên được đào tạo theo chuẩn IELTS sẽ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đặc biệt là cách phát âm chuẩn, từ đó sẽ dạy học sinh chuẩn hơn. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

IELTS là một trong những hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và đang được đánh giá uy tín nhất trên thế giới. Sở Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội lựa chọn hình thức này để hỗ trợ giáo viên tiếng Anh phát triển tốt nhất 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe – nói.

Mỗi giáo viên tham dự kỳ kiểm tra, rà soát đánh giá theo chuẩn quốc tế IELTS sẽ đăng ký trực tiếp tại đường link do tổ chức khảo thí quốc tế cung cấp để nhập thông tin và cập nhật các hướng dẫn về nội dung chủ yếu của bài kiểm tra. Đối với những giáo viên có chứng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt kết quả 6.5 trở lên có thể lấy kết quả đó để phân lớp đào tạo.

Kết quả rà soát giáo viên quốc tế theo chuẩn IELTS được Sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng làm căn cứ phân loại, xếp lớp đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho giáo viên. Lớp đào tạo được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt giáo viên được thực hiện 400 tiết thực học (khóa học chuẩn để nâng 1 bậc IELTS) với giảng viên nước ngoài. Ngoài ra, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản online để tự học. Sau thời gian đào tạo, giáo viên sẽ tham dự kì thi IELTS với mục tiêu lên được tối thiểu 0.5 điểm. Từ năm 2020 – 2025, bình quân cứ cách một năm giáo viên lại được tham gia đợt bồi dưỡng để tiếp tục nâng chuẩn tùy theo kết quả cụ thể đạt được của từng giáo viên.

Theo: Nguyễn Cúc

Bài Viết Liên Quan