Có nên đưa công nghệ vào việc hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh hay không? Nhiều ý kiến về việc giáo viên nên đóng vai trò thiết yếu; trong các lớp học tiếng Anh thay vì sử dụng công nghệ. Liệu vấn đề này có thực sự phù hợp trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay?
Đầu tư nhiều vào công nghệ để học là bao nhiêu
Nhiều chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ số cho các lớp học ngoại ngữ. Theo thống kê, mỗi năm tổng chi phí trang trải cho công nghệ, ở một trường học khoảng 17.5 tỷ bảng Anh. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho biết: “Máy tính trong lớp học không nhất thiết phải được cải thiện; và thậm chí có thể có tác động xấu đến việc học. Những quốc gia có nền công nghệ thấp thực tế lại có vẻ tốt hơn nhiều; vì họ có cách tiếp cận thận trọng và dùng công nghệ vừa phải.
Công nghệ có thể hỗ trợ học tiếng Anh thay thế giáo viên?
Học sinh ngày nay sở hữu một lượng lớn thông tin đầu vào nhờ các công nghệ và Internet. Điều này khiến giúp tiếp thu và truyền tải kiến thức, và giảm nhu cầu ghi nhớ. Với quá nhiều thông tin trực tuyến, vấn đề của giáo viên là làm thế nào để giúp học sinh hiểu; giải thích và áp dụng kiến thức có sẵn. Plutarch, một nhà sử học người Hy Lạp đã đưa ra quan điểm của mình. Khi ông ta nói rằng: “tâm trí không phải là một con tàu đổ đầy nhiên liệu; mà là một ngọn lửa được nhóm sáng”.
Nhưng các giáo viên quan tâm đến nhiều thứ hơn là kiến thức mà học sinh có được. Giáo viên ngày nay đóng vai trò là người hướng dẫn; người hỗ trợ về mặt tinh thần nhiều hơn là giảng dạy. Ở giáo viên nước ngoài MIC, trong các lớp tiếng Anh giao tiếp. Giáo viên được trang bị để giúp cho học sinh xây dựng sự tự tin. Những giáo viên này thường đảm nhận các lớp học bao gồm nhiều độ tuổi và trình độ.
Đặc biệt ở những lớp học có học viên nhỏ tuổi; giáo viên đóng vai trò là người truyền tải sự ấm áp. Cung cấp môi trường học an toàn cho học sinh; tạo ra những trò chơi cho các bé tham gia để tránh áp lực học tập. Những điều này, không có thiết bị công nghệ nào hỗ trợ học tiếng anh tốt cho học viên; bằng giáo viên đứng lớp.
Hơn nữa, hỗ trợ trong các lớp học ngoại ngữ như tiếng Anh giao tiếp. Giáo viên nên khuyến khích người học trao đổi trực tiếp với nhau. Trau dồi kỹ năng nói ngoại ngữ hơn là chỉ dán mắt vào màn hình. Sự tương tác trực tiếp bao giờ cũng là cách học tích cực hơn; là các hoạt động tương tác với công nghệ thụ động.
Mặt khác, khi học ngoại ngữ, việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho học viên; thì không có một thiết bị công nghệ hiện đại nào có thể thay thế một người giáo viên. Một vài con robot đã làm tốt công việc nhại giọng; biểu lộ cảm xúc và thậm chí khẩu hình miệng. Nhưng chúng không phải là cách lâu dài để thể hiện cảm xúc; đồng cảm và phản hồi cho những nhu cầu cá nhân của học viên.
Kết hợp truyền thống với công nghệ
Tại sao chúng ta không thử kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với công nghệ? Sự giao thoa này có thể tạo ra những kết quả đáng kể. Mặc dù sẽ có thành công hay thất bại của tiến trình này. Ví dụ như những giáo viên lớn tuổi thường ít biết cách sử dụng các công nghệ phức tạp.
Một điều lưu ý khi áp dụng công nghệ vào việc học. Là chúng ta không nên lạm dụng và xem công nghệ như một công cụ đầy quyền năng. Công nghệ chỉ hỗ trợ phần nào cho việc học như cung cấp thông tin và tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn. Và cũng không có công thức chung để đảm bảo sự thành công tuyệt đối khi áp dụng công nghệ vào các hình thức giảng dạy truyền thống. Chúng ta có thể hình dung giáo viên là người giảng dạy chính và công nghệ là một trợ giảng đắc lực của họ.
Thậm chí, ngay cả việc học tiếng Anh từ xa qua Skype chẳng hạn, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các học viên cần thấy mặt giáo viên để hướng dẫn người học, giải đáp thắc mắc kịp thời cho học viên và giúp quá trình học diễn ra đúng tiến trình.
BT: Nt Lâm