Dạy và học ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam

Dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam được chia theo các bậc của khung năng lực. Với các khung được chia làm 3 cấp và 6 bậc: A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Khung năng lực ngoại ngữ được quy định tại; Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mời các bạn tham khảo.

Dạy và học ngoại ngữ theo khung năng lực cũng được áp dụng cho đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam

Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục gồm 6 bậc mới

Một trong bảy nhiệm vụ quan trọng của đề án. “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Do Thủ tướng ký quyết định ban hành tháng 9/2008 là: Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất gồm 6 bậc.

Khung này xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết. Tương thích với tiêu chí xác định 6 bậc; do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Trong đó bậc 1 là thấp nhất và bậc 6 là cao nhất.

6 năm sau, đến tháng 1/2014. Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ. Cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu. Ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước; kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Nó được chia làm 3 cấp và 6 bậc. Trong đó:

  • Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR.
  • Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR.
  • Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR.
  • Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR.
  • Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR.
  • Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR.

Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu như sau:

Năng lựcCấp độMô tả năng lực

Sử dụng thành thạo

C2Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau. Tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác. Phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.
C1Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả; phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp; sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng.

Sử dụng độc lập

B2Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng. Bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật về chuyên ngành của người học. Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa; không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên. Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau; bày tỏ quan điểm về một vấn đề. Cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau.
B1Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ. Thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi… Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp. Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản. Trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao; hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân; giải thích cho các ý kiến và dự định đó.

Sử dụng căn bản

A2Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc. (Ví dụ: thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc làm). Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc. Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý lịch cá nhân, bối cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách.
A1Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể. Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng sở hữu. Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn lòng nhận trợ giúp.

Theo: Hoatieu

Xem thêm blog – giáo viên tiếng Anh

Bài Viết Liên Quan