Một năm dạy tiếng Anh tại nhà ở Mỹ. Cho con gái 4 tuổi không nói tiếng Anh. Chị Moon Nguyen kiên trì đọc sách, nói chuyện và một ngày con bật nói “Mommy, I wanna go bathroom”.
Chị Moon Nguyen làm giáo viên tiếng Anh, chia sẻ. Cách dạy tiếng Anh tại nhà cho con sử dụng từ nhỏ.
Gần đây có nhiều phụ huynh hỏi mình. “Con hiện 4 tuổi, em nên bắt đầu cho con học tiếng Anh từ đâu”; “Em có nên cho con đi học thêm tiếng Anh không”? Điều này làm mình nhớ tới chặng đường con gái Suzie đã trải qua.
Suzie theo mình sang Mỹ khi 4 tuổi. Lúc đó, con hầu như chưa tiếp xúc gì nhiều với tiếng Anh ngoài. Vài tiết học mỗi tuần ở trường mẫu giáo. Khi sang Mỹ, Suzie gần như không hiểu và không nói được từ tiếng Anh nào ngoài “Hi” (Xin chào).
Năm đầu ở Mỹ, Suzie theo học chương trình mẫu giáo nửa ngày, tuần học 4 buổi, mỗi buổi 2 tiếng. Con bé mất đúng một năm im lặng hoàn toàn cho tới khi bắt đầu nói tiếng Anh. Trong một năm đó, mình đã làm gì?
Lúc ấy, thời gian Suzie học ở trường dường như là quá ít. (Khoảng 8 giờ một tuần) so với anh trai Seal (lúc đó 6 tuổi; theo học “kindergarten” tại trường công toàn thời gian 7 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần. Tổng là khoảng 35 giờ/tuần). Do đó, để hỗ trợ con sử dụng tiếng Anh; vợ chồng mình thực hiện dạy tiếng Anh tại nhà với các việc sau:
Cùng con đọc sách tiếng Anh
Mình đọc đầu tiên vì theo mình hoạt động này vô cùng ý nghĩa và hiệu quả. Thứ nhất, trẻ con đứa nào cũng thích được nghe kể chuyện nên thường sẽ hợp tác. Thứ hai, hoạt động này giúp hình thành tình yêu sách của con từ khi còn rất nhỏ.
Theo các nghiên cứu về ngôn ngữ. Trẻ con bị kích thích trí não mạnh nhất và phần ngôn ngữ được kích hoạt nhiều nhất; khi được bố mẹ đọc sách cùng (loại sách có tranh minh họa). Sách tranh giờ không thiếu. Việc của bố mẹ là nghiêm túc, kiên trì đọc cùng con; thời gian sẽ tăng dần theo khả năng tập trung của con.
Bố mẹ có thể vừa đọc vừa chỉ tay vào mặt chữ. Giúp các bé chưa biết chữ học cách liên kết ngôn ngữ tiếng và chữ viết, từ đó có thể dần nhớ mặt chữ.
Không gì dễ chịu với một đứa trẻ là giọng của bố mẹ. Chứ không phải giọng của cái video trên Youtube. Trong quá trình đọc, bố mẹ có thể cùng con giải thích những chỗ chưa hiểu (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt). Giúp con liên hệ với chính bản thân, tạo hứng thú cho con với câu chuyện bố mẹ vừa đọc cùng.
Cho con xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh mỗi ngày
Lúc đó nhà mình mua kênh phim. Có nhiều phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi của con bằng tiếng Anh. Mình lựa chọn những phim có nhiều giao tiếp như; Steven Universe thay vì những phim ít nói như Larva.
Tuy nhiên, mỗi ngày mình không cho con xem quá một tiếng. Thông thường một ngày xem một tập chừng 30 phút; ngày cuối tuần thì cho xem hai tập là tối đa. Với trẻ con, bố mẹ nên hạn chế thời gian “screen time”. Để con phát triển trí não và các loại hình vận động thể thao khác như chạy nhảy, đu xà.
Dùng tiếng Anh với con thường xuyên
Vì mục tiêu để con phát triển tiếng Anh nhanh trước khi về Việt Nam. Vợ chồng mình tăng tốc sử dụng tiếng Anh với các con, gần như 100%. Đôi khi Suzie không hiểu gì, mình dùng ngôn ngữ cơ thể; (nếu không hiểu nữa thì dùng tiếng Việt hỗ trợ), một thời gian thì con quen và hiểu dần. Con bé dần hiểu những từ chỉ mệnh lệnh như “Put on your shoes”; “Go brush your teeth”; “Give me the chopsticks, please”.
Có những khi mình hỏi tiếng Anh, con trả lời tiếng Việt. Ví dụ “Do you love mommy”, con bảo “Con yêu mẹ”. Đó là chuyện bình thường. Mình không ép buộc theo kiểu. “Con không nói tiếng Anh thì mẹ không nói chuyện với con”.
Mình đồng hành cả hai ngôn ngữ. Dùng tiếng Việt để hỗ trợ mỗi khi con không hiểu; và cho phép con sử dụng tiếng Việt nếu muốn; còn mẹ thì cứ thống nhất tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Môi trường nói tiếng anh 100% là không khả thi
Ở Việt Nam, việc thực hành 100% tiếng Anh với con không hoàn toàn khả thi. Một phần do hoàn cảnh tiếp xúc xung quanh môi trường là tiếng Việt. Ví dụ ở với ông bà, một phần vì bố mẹ chưa tự tin sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc đặt ra một khung giờ cố định để dùng tiếng Anh là khá cần thiết. Trừ trường hợp bố mẹ không biết tí gì tiếng Anh; còn nếu đã biết sơ sơ thì có thể dành vài chục phút mỗi ngày nói tiếng Anh cùng con.
Cả nhà có thể đặt ra một khoảng thời gian, kiểu như chơi game “chỉ tiếng Anh thôi”. Trong lúc này, mọi hoạt động bố mẹ cố gắng dùng tiếng Anh với con. Ban đầu con có thể kháng cự, nhưng nếu biết đây là kiểu game, chiến thắng có thưởng thì các con thường hứng thú, cố gắng nói tiếng Anh hoặc “thà im lặng còn hơn nói tiếng Việt”.
Bố mẹ cần nhớ thật kiên định và bền bỉ. Đừng nghĩ rằng sau vài ngày hay vài tháng, con sẽ nói tiếng Anh trôi chảy. Suzie nhà mình đã trải qua giai đoạn câm nín “silent period” trong đúng một năm.
Ngôn ngữ như một nụ hoa, nở lúc nào mình không bao giờ biết. Mỗi đứa trẻ khác nhau, giống như việc con cái sẽ ra đời ngày nào. Tới một ngày nắng đẹp, Suzie nói liền một lúc vài từ; “Mommy, I wanna go bathroom”. Ngạc nhiên, nhưng đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của bố mẹ; trong hành trình cùng con sử dụng tiếng Anh.
Theo: Chị Moon Nguyen
Thông tin liên hệ đăng ký thuê giáo viên và nhận sự hỗ trợ: Cộng đồng Giáo Viên Ngoại Ngữ Địa chỉ: Tầng 2, số 229, Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội. CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG Hotline : 024.6685.3355 – 0974. 622. 815 – 0966 188 169 |